Hạn mức thẻ tín dụng là gì? Là một trong những yếu tố quan trọng khi khách hàng lựa chọn mở một chiếc thẻ tín dụng phù hợp với nhu cầu chi tiêu của bản thân cũng như đáp ứng được tốt trong công việc.

Bài viết này của Cotienroi Blog sẽ giải thích cho bạn biết cụ thể hạn mức của thẻ và các yếu tố quyết định ảnh hưởng tới việc ngân hàng quyết định cấp hạn mức cho bạn là gì?

1. Hạn mức thẻ tín dụng là gì?

Hạn mức tín dụng là gì? Là số tiền mà ngân hàng, đơn vị tài chính phát hành thẻ tín dụng cấp cho bạn mỗi kỳ để bạn có thể tiêu dùng trước trả sau, sử dụng mua sắm, trả góp, chi trả các loại hóa đơn bằng cách quẹt thẻ hoặc thanh toán online bằng cách nhập số thẻ 3 chữ số in nghiêng phía sau.

Hầu như các loại thẻ sẽ có hạn mức tối thiểu và tối đa khác nhau cho từng loại.

Một số ngân hàng sẽ chấp nhận các giao dịch vượt hạn mức, tuy nhiên khách hàng sẽ phải trả phí vượt hạn mức.

Vậy nên ngoài việc quan tâm đến biểu phí với các phí như phí thường niên, phí rút tiền bạn cũng nên để ý tới phí chi tiêu vượt hạn mức.

1-han-muc-the-tin-dung-la-gi
Chi tiêu trước trả nợ sau

2. Cách ngân hàng xác định hạn mức thẻ tín dụng là gì?

Ngân hàng sẽ xem xét các yếu tố sau để quyết định cấp hạn mức tại thời điểm xét duyệt khách hàng đủ điều kiện phát hành. Vậy các yếu tố xác định hạn mức thẻ tín dụng là gì?

  • Mức thu nhập hàng tháng. Đây là một trong những yếu tố tiên quyết ảnh hưởng lớn đến hạn mức tín dụng được cấp. Trong hồ sơ đăng ký làm thẻ tín dụng, bạn cần phải chứng minh được thu nhập của mình. Với mức thu nhập ổn định càng cao thì hạn mức được phê duyệt sẽ càng cao.
  • Công việc hiện tại. Có một công việc ổn định và chức vụ cao cho thấy khả năng thanh toán nợ được đảm bảo. Do đó tình trạng nghề nghiệp, công việc hiện tại của khách hàng cũng sẽ được kiểm tra thẩm định kỹ.
  • Lịch sử tín dụng. Bản chất, việc phát hành thẻ tín dụng cho khách hàng cũng như làm hồ sơ một khoản vay, việc tra cứu lịch sử tín dụng trên CIC trước khi cấp thẻ cũng được các ngân hàng lưu ý. Lịch sử tín dụng tốt, không có nợ xấu, nợ quá hạn hay khoản bùng tiền không trả tại bất kỳ đơn vị nào.
  • Ngoài ra, ngân hàng cũng sẽ kiểm tra thêm thông tin xem bạn đã có thẻ tín dụng nào khác hay chưa? Thói quen trả nợ, thói quen chi tiêu của bạn. Đương nhiên nếu bạn luôn thanh toán toán bộ khoản nợ trên sao kê chứ không phải chỉ thanh toán tối thiểu thì chắc hẳn sẽ có một lịch sử tín dụng tốt, dễ dàng được cấp một hạn mức cao.

( Nếu bạn đã có thẻ tín dụng trước đó thì có thể lựa chọn hình thức sang ngang thẻ tín dụng khi mở thẻ mới)

Qua việc xét duyệt kỹ lưỡng các yếu tố trên, ngân hàng sẽ quyết định loại thẻ và hạn mức phù hợp với khả năng tài chính đối với khách hàng.

2-cach-ngan-hang-xac-dinh-han-muc-the-tin-dung-la-gi
Thẩm định kỹ càng

3. Cách thay đổi hạn mức thẻ tín dụng là gì?

Có 02 cách để có thể thay đổi hạn mức thẻ tín dụng đó là yêu cầu ngân hàng xét duyệt cho bạn một hạn mức mới hoặc đăng ký cho phép ngân hàng xét duyệt tự động dựa vào quá trình lịch sử dùng thẻ.

# Tăng hạn mức tín dụng tự động

Khi thu nhập tăng cao và chúng ta có xu hướng chi tiêu nhiều hơn, một số ngân hàng có dịch vụ tự động xét duyệt nâng hạn mức cho chủ thẻ.

Cụ thể, ngân hàng sẽ gửi thông báo cho bạn khi hạn mức được tự động thay đổi.

Nếu đồng ý bạn chỉ cần tiếp tục xác nhận và sử dụng bình thường còn không đồng ý với hạn mức mới, bạn có yêu cầu ngân hàng giữ hạn mức như cũ.

# Gửi yêu cầu tăng hạn mức thẻ tín dụng

Trường hợp ngay thời điểm hiện tại bạn muốn được tăng hạn mức, bạn có thể gửi yêu cầu thay đổi hạn mức tín dụng đến ngân hàng bằng cách liên hệ tổng đài CSKH và làm theo hướng dẫn hoặc ra trực tiếp tại chi nhánh gần nhất để đăng ký.

Tùy vào từng ngân hàng sẽ có chính sách khác nhau, có ngân hàng xét duyệt tăng hạn mức khi bạn đã kích hoạt thẻ tín dụng từ 06 tháng, 1 năm trở lên.

3-cach-thay-doi-han-muc-the-tin-dung-la-gi
Hình thành thói quen chi tiêu thẻ

4. Làm thế nào để tăng hạn mức thẻ tín dụng

Tăng hạn mức thẻ tín dụng là gì, cần đáp ứng điều kiện thế nào? Bạn cần có một lịch sử chi tiêu tốt và để làm được điều này trong suốt quá trình sử dụng thẻ bạn cần tuân thủ một số nguyên tắc như:

# Luôn thanh toán dư nợ tín dụng đúng hạn

Thanh toán nợ trễ hạn sẽ ảnh hưởng đến khả năng xét duyệt hạn mức tín dụng của bạn trong tương lai.

Ngoài ra việc thanh toán trễ còn làm bạn phải chịu thêm khoản phí phạt trả chậm và tất nhiên khoản này sẽ bị tính là nợ xấu và có thể có nguy cơ bị khóa thẻ.

Vậy trong trường hợp quá cấp bách bạn có thể tham khảo dịch vụ đáo hạn thẻ để tránh bị lưu lại lịch sử tín dụng xấu.

# Tăng thời gian sở hữu thẻ

Thời gian bạn sở hữu thẻ càng lâu đồng nghĩa với cơ hội được tăng hạn mức thẻ tín dụng của bạn dễ được chấp thuận. Vậy nên hạn chế tối đa việc hủy thẻ tín dụng sớm vì lý do hạn mức.

# Chi tiêu mua sắm thường xuyên và hình thành thói quen không dùng tiền mặt

Việc đơn giản như thường xuyên giao dịch bằng thẻ giúp ngân hàng biết được mức chi tiêu của bạn và xét duyệt nâng hạn mức.

Bên cạnh đó, việc chi tiêu bằng thẻ tín dụng thay thế cho tiền mặt cũng cho khách hàng có cơ hội được hưởng nhiều ưu đãi nhất từ đơn vị phát hành cũng như đặc quyền từ các đối tác liên kết như giảm giá, hoàn tiền, miễn phí bảo hiểm, phòng chờ sân bay,… 

4-lam-the-nao-de-tang-han-muc-the-tin-dung
Lịch sử “credit” có độ tin cậy cao

5. THAM KHẢO DANH SÁCH CÁC NGÂN HÀNG HỖ TRỢ MỞ THẺ TÍN DỤNG ĐĂNG KÝ QUA  APP

MỞ THẺ TÍN DỤNG

ĐĂNG KÝ ONLINE

CÓ THƯỞNG

Xác thực eKYC 

An Toàn - Bảo Mật

LỜI KẾT

Chắc hẳn qua bài viết trên bàn đã hiểu được hạn mức thẻ tín dụng là gì và cách để có thể tăng hạn mức.

Lưu ý là sau khi lựa chọn được thẻ tín dụng với hạn mức ưng ý hãy bảo mật thông tin thẻ thật tốt tránh bị kẻ gian lợi dụng gian lận thẻ hay làm thẻ giả để mạo danh.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *